Đối với các thiết bị điện, chiếu sáng sử dụng ngoài trời thì khả năng chống nước là vấn đề rất được quan tâm. Để thuận tiện cho việc đánh giá khả năng chống nước của thiết bị, các cơ quan tổ chức đã đưa ra một tiêu chuẩn chống nước được sử dụng phổ biến hiện nay gọi là IP. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu Tiêu chuẩn chống nước IP là gì? So sánh tiêu chuẩn IP65, IP66 và IP67 trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về các tiêu chuẩn này nhé.

Tiêu chuẩn chống nước IP là gì?

Tiêu chuẩn chống nước IP hay còn được gọi là tiêu chuẩn chống xâm nhập. Tên tiếng Anh của tiêu chuẩn IP là Ingress Protection, được phát triển bởi IEC (Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế). Tiêu chuẩn này được dùng để xác định mức độ hiệu quả của lớp vỏ bảo vệ chống lại sự xâm nhập của bụi bẩn, nước mưa và độ ẩm. Tiêu chuẩn IP được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới và phổ biến nhất là ở Châu Âu và Châu Á.

tiêu chuẩn chống nước IP là gì

Tiêu chuẩn IP được xác định bằng các chữ cái IP, theo sau là hai số. Mỗi số sẽ cung cấp thông tin chính xác về mức độ bảo vệ của các thiết bị cung cấp. Số đầu tiên nằm từ 0-6 và nó liên quan đến các cấp độ bảo vệ chống lại các chất rắn như bụi bẩn, cát, bụi và mảnh vụn. Trong khi số thứ hai sẽ nằm từ 0-8 biểu thị sự bảo vệ chống lại các chất lỏng như độ ẩm và nước. Con số này càng cao thì khả năng bảo vệ chống lại chất rắn và chất lỏng càng lớn.

So sánh tiêu chuẩn IP65, IP66 và IP67

Tiêu chuẩn IP65

Tiêu chuẩn IP65 biểu thị cho thiết bị có khả năng bảo vệ chống lại các tia nước đa hướng, áp suất thấp. Để vượt qua thử nghiệm và đạt được xếp hạng IP65, các thiết bị cố định phải có khả năng chịu được nước từ vòi phun có độ rộng 0,64cm. Để đạt được kết quả khả quan, thử nghiệm này phải được thực hiện trong ít nhất mười lăm phút, với nguồn nước được đặt cách xa thiết bị cố định khoảng 2.7m. Ngoài ra, áp suất nước phải là 30kPa với lượng nước khoảng 12,5 lít mỗi phút.

Tiêu chuẩn IP66

Các thiết bị được xếp hạng theo tiêu chuẩn IP66 thì sẽ được bảo vệ chống lại các tia nước đa hướng, áp suất cao. Để vượt qua thử nghiệm IP66, các thiết bị cố định phải có khả năng chịu được nước từ đầu vòi phun có đường kính 1,27cm, tia đa hướng, áp suất cao. Thử nghiệm này phải được tiến hành liên tục trong thời gian tối thiểu là ba phút, ở khoảng cách 2.7m, với lượng nước là 100 lít/phút và áp suất là 100 kPa.

Tiêu chuẩn IP67

Một thiết bị cố định được xếp hạng tiêu chuẩn IP67 thì sẽ được bảo vệ khỏi việc ngâm trong nước với độ sâu từ 15cm đến 100cm. Để vượt qua thử nghiệm IP67 này, các thiết bị cố định không được phép bị xâm nhập một chút nước nào vào khi đang được ngâm hoàn toàn trong nước. Phải ngâm thiết bị dưới sâu cách mặt nước 15cm thì thử nghiệm mới có hiệu lực.

so sánh các tiêu chuẩn chống nước IP65, IP66, IP67

Các chữ số trong tiêu chuẩn IP có ý nghĩa gì?

Chữ số đầu tiên

  1. Không có biện pháp bảo vệ đặc biệt. Không được xếp hạng theo tiêu chuẩn. Có thể thay thế thành chữ X
  2. Bảo vệ khỏi một số bộ phận cơ thể như bàn tay (nhưng không được bảo vệ khỏi các tình huống cố tình tác động) hoặc từ vật rắn có đường kính lớn hơn 50mm.
  3. Bảo vệ chống ngón tay hoặc các đồ vật khác có chiều dài không quá 80mm và đường kính 12mm (ngón tay vô tình tiếp xúc).
  4. Bảo vệ khỏi sự xâm nhập của các công cụ, dây điện, v.v., có đường kính từ 2,5mm trở lên.
  5. Bảo vệ chống lại các vật rắn có đường kính lớn hơn 1mm (dây điện, đinh, vít và các vật thể nhỏ có khả năng xâm hại khác).
  6. Bảo vệ một phần khỏi bụi có thể gây hại cho thiết bị.
  7. Hoàn toàn kín bụi. Bảo vệ hoàn toàn chống lại bụi và các loại chất bẩn trong môi trường.

Chữ số thứ hai

  1. Không có bảo vệ. Có thể thay thế thành chữ X
  2. Bảo vệ chống lại các giọt nước nhỏ theo phương thẳng đứng, chẳng hạn như sương ngưng tụ. Đảm bảo rằng không có ảnh hưởng hoặc bị gián đoạn hoạt động đối với các thiết bị dựng thẳng đứng
  3. Bảo vệ chống lại các giọt nước rơi lệch đến 15° so với phương thẳng đứng
  4. Được bảo vệ chống nước phun lên đến 60° từ phương thẳng đứng.
  5. Được bảo vệ khỏi tia nước từ mọi hướng. Được kiểm tra trong thời gian tối thiểu 10 phút với tia phun dao động (cho phép có giới hạn xâm nhập nhưng không có tác động có hại).
  6. Bảo vệ chống lại các tia nước có áp suất thấp từ mọi góc độ (được phép xâm nhập có giới hạn nhưng không có tác hại).
  7. Bảo vệ chống lại các tia nước áp suất cao trực tiếp.
  8. Bảo vệ khỏi ngâm hoàn toàn trong tối đa 30 phút ở độ sâu từ 15cm đến 1m (cho phép xâm nhập hạn chế nhưng không có tác hại).
  9. Bảo vệ chống lại việc ngâm nước kéo dài dưới áp suất cao hơn (nghĩa là độ sâu lớn hơn). Các thông số chính xác của thử nghiệm này sẽ do nhà sản xuất thiết lập và có thể bao gồm các yếu tố bổ sung như độ dao động nhiệt độ và tốc độ dòng chảy, tùy thuộc vào loại thiết bị.
  10. (K): Bảo vệ chống lại tia nước phun áp suất cao, nhiệt độ cao, quy trình rửa xe hoặc làm sạch bằng hơi nước. Tiêu chuẩn này thường thấy nhất trong các ứng dụng phương tiện giao thông đường bộ.

Tiêu chuẩn IP áp dụng cho nhiều loại thiết bị khác nhau và nó cũng là một yếu tố để xác định chất lượng của một sản phẩm. Thiết bị có chỉ số IP càng cao thì khả năng bảo vệ khỏi bụi và nước của nó càng tốt nên giá thành cũng sẽ đắt hơn so với những loại thông thường. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi về các tiêu chuẩn IP sẽ có ích cho bạn và giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn các thiết bị cần thiết.

Để lại một bình luận